Giới thiệu ngành thêu
Lịch sử ngành thêu
Thêu được bắt nguồn từ Phương Đông và Trung Đông. Người ta tìm thấy các dấu hiệu sử dụng vật liệu như kim để khâu các mảnh da động vật của người nguyên thủy ở những khu vực này.
Năm 1964, những mảnh hài cốt hóa thạch của một thợ săn người Cro-Magon sống vào khoảng 30,000 năm trước công nguyên đã được tìm thấy sau một cuộc khai quật ở Sungir gần Vladimir, Nga. Quần áo lông thú, giày và nón của ông ta được trang trí bởi các mũi may xếp hàng ngang kết các hạt ngà voi.
Vào 5000 năm và 6000 năm trước công nguyên, thêu kết cườm đã xuất hiện tại Siberia với các loại vỏ được đục lỗ và thêu kết trên da động vật. Tơ sợi Trung Quốc là nguồn gốc của một kỹ thuật thêu mới với chỉ thêu và phát triển từ 3500 năm trước công nguyên cho đến ngày nay. Cho đến 500 năm sau công nguyên, tại Mosaics ở Byzantium, đã xuất hiện các trang phục được thêu trang trí với tơ sợi, đá quý và ngọc trai.
Những tác phẩm còn lưu lại của lịch sử như điêu khắc, tranh vẽ và hình ảnh trên những chiếc bình đã mô tả các loại chủ đề trên quần áo thêu của cư dân trong nền văn minh cổ xưa. Cuộc khai quật ở Ur năm 1544 đã cho thấy những sản phẩm thêu chất lượng cao từ thời cổ đại như một sợi chỉ vàng nguyên chất thêu lên vải liệm trong lăng mộ của Hoàng hậu Honorius. Ngày nay, các loại chỉ này không còn xuất hiện nữa.
Trong những năm 110 trước công nguyên, các hạt ngọc trai nhỏ đã được khâu trên các loại giả da để trang trí trong các trang phuc tôn giáo từ năm 1200TCN đến 1300TCN. Đến 1500TCN, thêu đã trở thành một cách thức trang trí cho các trang phục xa hoa ở châu Âu và các khu vực khác trên thê giới. Từ giai đoạn này cho đến 1700TCN, các hình thức thêu xỏ hạt ngày càng trở nên phổ biến. Thêu hạt có thể tìm thấy trên các sản phẩm gia dụng cũng như trang phục thường ngày.
Các hình thức thêu tay bắt đầu giảm đi với sự xuất hiện thời đại của máy móc năm 1800. Các loại máy khâu vá xuất hiện trên thị trường và phát triển rực rỡ.
Khi kỹ thuật sản xuất các hạt có khoan lỗ phát triển, các hạt này được sử dụng phổ biến trong thêu cùng với sự phát minh của kim thép. Giai đoạn này, các trào lưu nghệ thuật và sự kiện xã hội, kinh tế cũng ảnh hưởng đến các thiết kế torng thêu xâu hạt.
Ngày nay, các mẫu thêu phức tạp sử dụng các loại chỉ kim loại và các loại hạt có thể sử dụng máy may kết hợp với thao tác thủ công.
Nghề thêu tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước có nghề thêu từ xa xưa và phát triển mạnh vào các thời Lý, Trần, Lê. Dựa theo các tài liệu sử sách cũ ta thấy vào thời nhà Trần, vua quan nước ta đã sử dụng rất nhiều đồ thêu và che lọng. Theo Từ Minh Thiên trong sách ” Thiên Nam hành ký”, vào năm 1289, vua Trần gửi tặng vua Nguyên một đệm vóc đỏ thêu chỉ vàng, một tấm thảm gấm viền nhiễu.
Trong ngôi mộ cổ được khai quật ở Vân Cát (Hà Nam), người ta phát hiện: một cái quạt, một túi trầu bằng gấm thêu kim tuyến, một túi đựng thuốc lào bằng gấm thêu kim tuyến có niên đại khoảng thế kỷ XVIII.
Trước đó, ở nửa cuối thế kỷ XVII vào thời nhà Lê, có ông Lê Công Hành (1606-1661) người làng Quất Động, huyện Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội) dạy dân thêu và được tôn là ông Tổ nghề thêu. Lê Công Hành người có công rất lớn trong việc cải tiến và phát triển nghề thêu cổ truyền trong nước, bằng việc thu thập kỹ thuật thêu nổi cùa nước ngoài và chính ông đã truyền dạy cho nhân dân phương pháp thêu hoa theo kỹ thuật mới ấy. Phải tới thời ông, nghề thêu Việt Nam mới có bước ngoặt quan trọng, xuất hiện các mặt hàng thêu nổi, mẫu mã đa dạng hơn.